“Ai xin ngươi áo trong thì hãy cho luôn cả áo ngoài; ai ép
ngươi đi một dặm thì hãy đi với họ hai dặm” (Mt 5,40-41)
Nếu nhìn cách các việc của bạn được sắp xếp lại với nhau và
cách bạn vận hành chúng, bạn sẽ thấy trong đầu mình đã có cả một chương trình
được cài đặt, một loạt các yêu cầu thế giới phải thế nào, bạn phải thế nào và
bạn cần có những gì.
Ai chịu trách nhiệm về chương trình được cài đặt ấy? Không
phải bạn. Không phải bạn quyết định những điều căn bản ấy, như các yêu sách,
các ước muốn, những điều được cho là nhu cầu, các giá trị, các sở thích và các
thái độ của mình.
Chính cha mẹ, xã hội, văn hoá, tôn giáo, kinh nghiệm quá khứ
của bạn đã nạp tất cả những yêu cầu vận hành ấy vào trong bộ máy của bạn.
Từ đó, dù bạn có bao nhiêu tuổi, có đi đâu, bộ máy ấy cũng
theo bạn và cũng hoạt động từng giây từng phút trong ngày, bắt cuộc sống, con
người và bản thân bạn phải thoả mãn các yêu cầu của nó.
Nếu các yêu cầu ấy được thoả mãn, máy sẽ cho bạn bình an và
hạnh phúc. Còn nếu không, dù không phải do lỗi của bạn, máy sẽ gây ra những cảm
xúc tiêu cực khiến bạn phải đau khổ.
1. Chẳng hạn khi người khác không sống như máy của bạn đợi
chờ, nó sẽ dày vò bạn khiến bạn thất vọng, tức giận hay cay đắng.
2. Một thí dụ khác: khi sự việc không nằm dưới sự kiểm soát
của bạn hay khi tương lai bấp bênh, máy sẽ làm bạn lo lắng, căng thẳng và ưu
tư. Lúc ấy, bạn sẽ phải tung ra rất nhiều nghị lực để đương đầu với những cảm
xúc tiêu cực ấy. Và thường bạn phải hao tốn nhiều nghị lực hơn nữa mà sắp xếp
lại thế giới chung quanh thì mới thoả mãn được những yêu cầu của máy.
Thế là bạn sẽ được bình an tạm; gọi là tạm vì bất cứ khi nào
có một điều vặt vãnh (như tàu đến trễ, máy thu băng không chạy, thư chưa tới –
bất cứ điều gì) không ăn khớp với chương trình đã nạp vào máy của bạn, máy sẽ
khiến bạn rối tung trở lại ngay lập tức.
Cứ như vậy, bạn sẽ phải sống một cuộc sống rất đáng thương.
Lúc nào cũng phải lệ thuộc vào sự việc và con người, lúc nào cũng phải ra sức
làm cho chúng ăn khớp với những yêu cầu trong máy của bạn. Bạn chỉ được bình an
mỗi khi được giải lao đôi phút sau khi trải qua những cảm xúc tiêu cực, sau khi
được máy tử tế cho phép và sau khi được buông tha khỏi theo chương trình cài đặt
trong đầu bạn.
Có cách nào thoát không? Có. Bạn sẽ không thể thay đổi
chương trình đã được cài đặt ngay lập tức đâu, và có thể chẳng bao giờ thay đổi
được. Mà bạn cũng không cần phải làm thế.
Hãy thử làm những điều sau đây:
1. Hãy tưởng tượng như mình đang ở trong một tình huống hay
đang ở với một người mà bạn không thích thú tí nào, cũng như bạn thường tìm
cách né tránh.
2. Rồi hãy quan sát xem máy của bạn sẽ phản ứng như thế nào:
nó thường bảo bạn hãy tránh tình huống ấy hay hãy cố gắng thay đổi tình huống
ấy.
3. Nhưng nếu bạn cứ lì ra như thế, không chịu thay đổi tình
huống ấy.
4. Hãy xem máy sẽ bảo bạn bực tức, lo lắng hay mặc cảm hoặc
có một cảm xúc tiêu cực nào đó như thế nào.
5. Bây giờ, hãy nhìn xem tình huống hay con người mà mình
không thích ấy cho tới khi nhận thức rằng
a. Chúng không phải là nguyên nhân gây ra những cảm xúc tiêu
cực nơi mình.
b. Chúng chỉ diễn ra như chúng phải diễn ra, chúng phải là
chúng, chúng phải làm việc của mình, bất kể đúng hay sai, tốt hay xấu.
c. Nhưng do được cài đặt như thế mà máy của bạn bắt bạn phải
phản ứng bằng những cảm xúc tiêu cực ấy.
Bạn sẽ nhận thức điều này tốt hơn, nếu biết rằng một người
được cài đặt một chương trình khác sẽ phản ứng bình tĩnh hơn, thậm chí vui
thích nữa, khi đối phó với cùng tình huống, cùng con người hay cùng biến cố ấy.
Đừng ngừng suy nghĩ cho tới khi nắm bắt sự thật này: lí do duy nhất làm bạn
không phản ứng một cách bình tĩnh và vui thích là vì máy của bạn cứ bắt bạn
phải tái tạo lại thực tế cho nó phù hợp với chương trình đã cài đặt của máy.
Hãy quan sát tất cả những sự việc này từ bên ngoài thì mới có thể kể ra được và
thấy được những thay đổi kì diệu đang diễn ra nơi mình. Một khi đã hiểu ra sự
thật này và từ đó, không cho máy phát sinh những cảm xúc tiêu cực nữa, bạn có
thể có bất cứ hành động nào mà bạn thấy thích hợp.
Bạn có thể tránh tình huống hay con người ấy; bạn cũng có
thể tìm cách làm thay đổi; hoặc có thể đòi phải tôn trọng quyền lợi của mình
hay quyền lợi của người khác; thậm chí bạn cũng có thể dùng tới sức mạnh.
Nhưng bạn chỉ được làm những điều ấy sau khi đã thoát khỏi
những dao động tình cảm, vì chỉ có lúc ấy bạn mới hành động trong bình an và
tình yêu, chứ không vì khao khát mạnh bạo phải làm dịu bộ máy hay phải tuân
theo chương trình đã cài đặt trong máy hoặc phải thoát khỏi những cảm xuc tiêu
cực do máy tạo ra.
Chỉ có lúc ấy bạn mới hiểu được câu nói sau đây thâm thuý
tới mức nào: “Ai xin ngươi áo trong thì hãy cho luôn cả áo ngoài. Ai yêu cầu ngươi
đi một dặm thì hãy đi với họ hai dặm”.
Lúc ấy bạn mới thấy rõ áp lực thực sự không phải do người
khác đang tranh cãi với mình tại toà, cũng không phải do nhà cầm quyền bắt
ngươi phải làm nô dịch, mà do chính bộ máy của ngươi đã được cài đặt chương trình
khiến mình không còn được bình an khi các hoàn cảnh bên ngoài không ăn khớp các
yêu cầu của máy.
Chúng ta đã từng biết nhiều người vẫn hạnh phúc cả khi sống
trong bầu khi đàn áp của một trại tập trung mà! Như thế, cái bạn cần được giải
thoát chính áp lực của chương trình cài đặt trong đầu óc mình.
Chính lúc ấy bạn mới nghiệm thấy mọi cuộc cách mạng xã hội
phải được sinh ra từ sự tự do nội tâm thì mới gây được cảm xúc mạnh mẽ; cảm xúc
mạnh mẽ này nảy sinh trong lòng mình khi thấy những tệ đoan xã hội, thôi thúc
mình hành động phải là cảm xúc bắt nguồn từ thực tế, chứ không do chương trình
cài đặt sẵn hay do cái tôi của mình.
Tác giả: Anthony de Mello, dòng Tên
Dịch giả: Lm. Phêrô Đặng Xuân Thành
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét