Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018

NĂNG LỰC VÀ GIÂY PHÚT HIỆN TẠI


Chúng ta có toàn quyền, hay hầu như toàn quyền
      trên giây phút hiện tại.


Đó là nguyên tắc quý giá như vàng bạc,
      nhờ nó ngày nào ta cũng làm nên được
      những diệu kỳ,
      thậm chí cả phép lạ nữa.


Người nào cũng được tạo dựng nên
      để có thể sử dụng được thời giờ
      mà đời đã dành cho họ.


Nhưng không có ai đủ nghị lực và sức mạnh,
      dẫu là tinh thần hay thể lý,
      để hoàn toàn làm chủ được
      quá khứ và tương lai.


Nhưng, con người có đủ sáng suốt và sức mạnh,
      để tổ chức cơ chế phòng thủ,
      để hôm nay không bị tiêu diệt,
      để làm giây phút hiện tại sinh hoa trái.


PHÚC CHO NGƯỜI BIẾT TỈNH THỨC

23.10.2018 Thứ ba tuần XXIX Thường niên

Chủ sẽ phục vụ

PHÚC ÂM: Lc 12, 35-38
“Phúc cho đầy tớ nào khi chủ về còn thấy tỉnh thức”.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Các con hãy thắt lưng, hãy cầm đèn cháy sáng trong tay, và hãy làm như người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ về gõ cửa, thì mở ngay cho chủ. Phúc cho những đầy tớ nào khi chủ về còn thấy tỉnh thức. Thầy bảo thật các con, chủ sẽ thắt lưng, xếp chúng vào bàn ăn, và đi lại hầu hạ chúng. Nếu canh hai hoặc canh ba, chủ trở về mà gặp thấy như vậy, thì phúc cho các đầy tớ ấy”.

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2018

KHO LẪM...

22.10.2018 Thứ hai tuần XXIX Thường niên

Những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai ?

PHÚC ÂM: Lc 12, 13-21
“Những của ngươi tích trữ sẽ để lại cho ai?”
Khi ấy, có người trong đám đông thưa cùng Chúa Giêsu rằng: “Lạy Thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia gia tài cho tôi”. Người bảo kẻ ấy rằng: “Hỡi người kia, ai đã đặt Ta làm quan xét, hoặc làm người chia gia tài cho các ngươi?” Rồi người bảo họ rằng: “Các ngươi hãy coi chừng, giữ mình tránh mọi thứ tham lam: vì chẳng phải sung túc mà đời sống được của cải bảo đảm cho đâu”. Người lại nói với họ thí dụ này rằng: “Một người phú hộ kia có ruộng đất sinh nhiều hoa lợi, nên suy tính trong lòng rằng: “Tôi sẽ làm gì đây, vì tôi còn chỗ đâu mà tích trữ hoa lợi?” Đoạn người ấy nói: “Tôi sẽ làm thế này, là phá các kho lẫm của tôi, mà xây những cái lớn hơn, rồi chất tất cả lúa thóc và của cải tôi vào đó, và tôi sẽ bảo linh hồn tôi rằng: “Hỡi linh hồn, ngươi có nhiều của cải dự trữ cho nhiều năm: ngươi hãy nghỉ ngơi, ăn uống vui chơi đi!” Nhưng Thiên Chúa bảo nó rằng: “Hỡi kẻ ngu dại, đêm nay người ta sẽ đòi linh hồn ngươi, thế thì những của ngươi tích trữ sẽ để lại cho ai?” Vì kẻ tích trữ của cải cho mình, mà không làm giàu trước mặt Chúa, thì cũng vậy”.
Suy Niệm
Cái kho là quan trọng.Kho bạc quan trọng đối với một đất nước.Kho lẫm cần cho người làm nghề nông.Mỗi gia đình, mỗi công ty thường có kho riêng.Có thể là một tủ sắt để trong nhà hay ở ngân hàng.Mọi lợi nhuận đều thu vào kho.Ai cũng muốn cho kho của mình bành trướng. 
Sau một vụ mùa bội thu,mối bận tâm lớn nhất của ông phú hộ trong dụ ngônlà tìm cho ra chỗ để tích trữ hoa màu của mình,vì những kho cũ không đủ sức chứa nữa.Cuối cùng ông đã tìm ra giải pháp này:phá những kho cũ, làm những kho mới lớn hơn,rồi bỏ tất cả hoa màu, của cải vào đó,khóa lại cho thật kỹ, đề phòng kẻ trộm.Khi nhà kho đã an toànthì tương lai của ông vững vàng ổn định.Nhiều của cải cho phép ông sống thoải mái trong nhiều năm.Những cái kho lớn cho ông tha hồ vui chơi, ăn uống.Ông thấy mình chẳng cần đến Chúa, chẳng cần đến ai.Của cải trong kho bảo đảm cho ông sống hạnh phúc.Những cái kho là nơi ông đặt lòng mình (x. Lc 12,34).Xin đừng ai xâm phạm vào chỗ thiêng liêng ấy.Kho là nơi của cải đổ vào, sinh sôi nẩy nở.Kho không phải là chỗ chia sẻ cho người khác.Ông phú hộ sống cô độc, khép kín như cánh cửa kho.Ông sống với cái kho, sống nhờ cái kho.Ông tưởng mình đã tính toán khôn ngoan,nhưng ông không ngờ cái chết đến lúc đêm khuya,hay có thể có biết bao rủi ro khác xảy đến.Ông chợt nhận ra mình phải bỏ lại tất cả.Cái kho không níu được ông, cũng không vững như ông nghĩ.Những gì ông thu tích như giọt nước lọt qua kẽ tay. 
Ai trong chúng ta cũng có một hay nhiều kho.Có thể chúng ta ôm mộng làm giàu hay đang giàu lên,chúng ta định nới kho cũ hay xây kho mới.Chúng ta chăm chút cái kho cho con cháu mai này.Thật ra của cải không xấu, xây kho cũng không xấu.“Nhưng phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam” (12,15).Phải mở rộng những cánh cửa kho của mình,để kho không phải chỉ là nơi tích trữ cho tôi,nhưng là phương tiện để tôi giúp đỡ tha nhân. 
Ðừng để nhà kho, két sắt, ví tiền thành mục đích.Người giàu đáng yêu trước mặt Thiên Chúalà người biết mở kho để trao đivà thấy Thiên Chúa liên tục làm cho kho mình đầy lại.Làm thế nào để khi ra trước toà Chúa,chúng ta thấy kho của mình trống trơnvì vừa mới cho đi tất cả.
Cầu Nguyện
Lạy Cha, xin cho con ý thức rằngtấm bánh để dành của con thuộc về người đói,chiếc áo nằm trong tủ thuộc về người trần trụi,tiền bạc con cất giấu thuộc về người thiếu thốn.  
Lạy Cha, có bao điều con giữ mà chẳng dùng,có bao điều con lãng phíbên cạnh những Ladarô túng quẫn,có bao điều con hưởng lợidựa trên nỗi đau của người khác,có bao điều con định mua sắm dù chẳng có nhu cầu.Con hiểu rằng nguồn gốc sự bất công chẳng ở đâu xa.Nó nằm ngay nơi sự khép kín của lòng con.Con phải chịu trách nhiệm về cảnh người nghèo trong xã hội.  
Lạy Cha chí nhân,vũ trụ, trái đất và tất cả tài nguyên của nólà quà tặng Cha cho mọi người có quyền hưởng.Cha để cho có sự chênh lệch, thiếu hụt,vì Cha muốn chúng con san sẻ cho nhau.Thế giới còn nhiều người đói nghèolà vì chúng con giữ quá điều cần giữ.Xin dạy chúng con biết cách đầu tư làm giàu,nhờ sống chia sẻ yêu thương. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ.

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2018

KHI GẶP THỬ THÁCH...

ĐTC Phanxicô: 

Khi gặp thử thách, hãy tiến bước trên đường thánh thiện

Trong những lúc gặp khó khăn, đừng quay trở lại với những cách sống lối nghĩ của thế gian, vì nó cướp đi tự do của chúng ta. Ngược lại, cần phải tiếp tục bước đi trên con đường hướng đến sự thánh thiện. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc như thế trong bài giảng Thánh lễ tại nhà nguyện thánh Marta sáng thứ ba, 29/05/2018.
1907662 Articolo

Một vị thánh không phải là người có gương mặt như trong hình ảnh
Trong bài đọc thứ nhất trích từ thư thứ nhất của thánh Phêrô tông đồ (1Pr 1,10-16), thánh Phêrô mời gọi tiến đến sự thánh thiện. 
Đó là lời mời gọi nên thánh, là lời mời gọi bình thường, lời mời gọi sống như một Kitô hữu. 
Sống như một Kitô hữu, nói một cách khác, là sống như một vị thánh. 
Nhiều lần, chúng ta nghĩ về sự thánh thiện giống như một điều phi thường, giống như là có những thị kiến hay có những lời cầu nguyện cao siêu … hay vài người nghĩ rằng thánh nhân là người có một gương mặt giống như trong những tấm hình các thánh,… 

Không phải vậy. Thánh thiện là một điều khác. Đó là bước đi trên con đường mà Thiên Chúa dạy chúng ta về sự thánh thiện. 
Bước đi trên con đường thánh thiện là gì? 
Thánh Phêrô trả lời: “anh em hãy đặt tất cả hy vọng của anh chị em vào ân sủng sẽ được ban cho anh chị em khi Chúa Giêsu Kitô tỏ hiện.”

Bước đến ánh sáng
Do đó, hành trình hướng đến sự thánh thiện bao gồm việc hướng đến ân sủng đó, hướng đến niềm hy vọng, hướng đến cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô. Giống như khi người ta bước đến ánh sáng, nhiều lần người ta không nhìn thấy rõ đường đi bởi vì ánh sáng làm chúng ta lóa mắt. Nhưng chúng ta không sai đường, bởi vì chúng ta nhìn thấy ánh sáng và chúng ta biết đường đi. Ngược lại, khi người ta bước đi với ánh sáng trên đôi vai, người ta thấy rõ đường đi. Tuy nhiên, trong thực tế, trước mặt chúng ta chỉ có bóng tối, không có ánh sáng.

Đừng trở lại với những kiểu cách của thế gian
Để tiến đến sự thánh thiện, cần phải tự do và cảm thấy tự do. 
Có nhiều điều biến chúng ta thành nô lệ. Vì lý do đó, thánh Phêrô mời gọi đừng chiều theo những đam mê của thời gian khi mà chúng ta còn ở trong sự mê muội, thiếu hiểu biết. 
Cả thánh Phaolô trong thư thứ nhất gửi giáo đoàn Roma cũng nói: “anh chị em đừng rập khuôn”, nghĩa là “đừng theo những dự định chương trình”.
Đây là cách dịch đúng nghĩa của những lời khuyên này – anh chị em đừng đi theo các kiểu cách của thế gian, đừng theo các chương trình, theo cách nghĩ của thế gian, theo cách nghĩ và cách phán xét mà thế gian dạy cho anh chị em, bởi vì điều này làm cho anh chị em mất tự do. 
Và để tiến đến sự thánh thiện, cần phải được tự do: sự tự do bước đi và ngắm nhìn ánh sáng, tự do tiến bước. Và khi chúng ta quay lại đàng sau, như nói ở đây, quay lại với cách sống mà chúng ta đã có trước khi gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô hay khi chúng ta trở lại với những kiểu cách của thế gian, chúng ta đánh mất tự do.

Không có tự do thì không thể nên thánh
Trong sách Xuất hành chúng ta thấy, nhiều lần Dân Chúa không muốn hướng nhìn về phía trước, về ơn cứu độ, nhưng họ muốn quay lại phía sau. Họ than trách và tưởng tượng cuộc sống tươi đẹp mà họ đã trải qua ở Ai cập, nơi họ được ăn hành ăn thịt. Trong những thời khắc khó khăn, dân chúng đã quay lại phía sau, họ mất tự do. Đúng thật là họ được ăn những thức ăn ngon, nhưng là thức ăn của sự nô lệ.

Trong những thời điểm của thử thách, chúng ta luôn bị cám dỗ quay lại phía sau, ngắm nhìn những kiểu cách của thế gian, những cách sống mà chúng ta đã có trước khi bắt đầu hành trình của ơn cứu độ, không có tự do. Không có tự do thì người ta không thể nên thánh. 
Tự do là điều kiện để có thể bước đi và ngắm nhìn ánh sáng ở phía trước. Đừng đi theo các cách sống của thế gian. 
Nhưng tiến bước, ngắm nhìn ánh sáng là lời hứa, trong niềm hy vọng. 
Đây là lời hứa, như dân Chúa trong sa mạc. Khi họ nhìn về phía trước, họ bước đi vững vàng. Khi họ nhớ nhung Ai cập vì không được ăn những thức ăn ngon người ta cho họ ở Ai cập, họ đã lạc bước và quên rằng ở đó họ không có tự do.
Các mô hình của thế gian hứa hẹn tất cả nhưng không cho thứ gì. Cho nên Thiên Chúa mời gọi trở nên thánh mọi ngày. 
Có hai thông số để biết chúng ta có đang trong hành trình hướng đến sự thánh thiện hay không. Trước hết, chúng ta có ngắm nhìn ánh sáng của Chúa trong niềm hy vọng được gặp Người và thứ hai, khi gặp thử thách, chúng ta có hướng về phía trước và không đánh mất tự do bằng cách từ chối các kiểu sống của thế gian, những thứ hứa hẹn cho chúng ta tất cả nhưng rồi không cho chúng ta điều gì. Anh chị em hãy nên thánh vì Thiên Chúa là Đấng thánh thiện: đó là lệnh truyền của Thiên Chúa.

Chúng ta hãy cầu xin ơn Chúa để hiểu biết con đường của sự thánh thiện là gì. Đó là con đường của tự do nhưng đầy hy vọng về cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu. Chúng ta cũng cầu xin để hiểu rõ đi theo các cách sống của thế gian mà chúng ta đã có trước khi gặp gỡ Chúa Giêsu nghĩa là gì. (Rei 29/05/2018)
Tác giả bài viết: Hồng Thủy
Nguồn tin: Radio Vatican

Étienne Villemain SỐNG CHUNG VỚI NGƯỜI NGOÀI ĐƯỜNG


Étienne Villemain: ở chung với người ngoài đường


Cảm hứng từ gương Mẹ Têrêxa, ông thành lập hội Ladarô, một tổ chức tương trợ cùng ở chung giữa những người vô gia cư và các người trẻ có nghề nghiệp. Ông cũng là người có sáng kiến thành lập tổ chức Fratello, tổ chức sẽ tháp tùng 6 000 người vô gia cư đi hành hương Rôma từ 11 đến 13 tháng 11 trong Năm Thánh Lòng Thương Xót.
“Đó là ngày 31 tháng 12 năm 2005, trong một cuộc tĩnh tâm. Tôi cảm thấy không được khỏe. Hôm đó người ta đề nghị chúng tôi lên bàn thờ, lấy một tờ giấy có tên một thánh trong cái oi nhỏ. Lúc tôi đứng dậy, có một câu nói vang lên trong lòng tôi: “Nếu là tên Mẹ Têrêxa thì con phải ở chung với những người ngoài đường. Ý tưởng này ghi vào lòng tôi: tôi làm việc trong ngành in, tôi không biết gì về thế giới ngoài đường.

CHÚA SAI TÔI ĐI

KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO
CHÚA SAI TÔI ĐI
ĐTGM Giuse Ngô Quang Kiệt
Ta thường nghĩ rằng: Việc truyền giáo là dành cho các Giám mục, các Linh mục, Tu sĩ. Giáo dân không được học hỏi gì nhiều làm sao có thể truyền giáo được? Truyền giáo phải có nhiều phương tiện vật chất. Thiếu phương tiện không có thể làm gì được. Đó là những quan niệm sai lầm mà Chúa vạch cho ta thấy trong bài Tin Mừng hôm nay.
Chúa Giêsu cho ta thấy truyền giáo là công việc của mọi người khi Người sai 72 môn đệ lên đường. Mười hai Tông đồ có tên tuổi rõ ràng. Đó là thành phần ưu tuyển. Đó là các Giám mục, Linh mục, Tu sĩ. Còn 72 môn đệ không có tên tuổi rõ ràng. Đó là một đám đông không xác định. Đó là tất cả mọi người giáo dân. Khi sai 72 môn đệ, Chúa Giêsu muốn huy động tất cả mọi người thuộc đủ mọi thành phần tham gia vào việc truyền giáo.