Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2018

TỪ CHỦ NGÂN HÀNG TRỞ THÀNH LINH MỤC



Từ một chủ ngân hàng trở thành linh mục



Johannes de Habsbourg-Lorraine, sinh năm 1981, là cháu trai của cặp vợ chồng hoàng gia cuối cùng của Áo, đã được phong chức linh mục vào ngày 16 tháng 06 năm 2018 tại Verolliez, trong cộng đoàn Fraternité Eucharistein. Thông tin này được đăng tải trên website của trang Việt Ngữ Vatican.


GIÂY PHÚT HIỆN TẠI VÀ THỬ THÁCH


Cha Lionel Labrèche, thuộc Tu hội Dâng Truyền, đã sống phần lớn cuộc đời mình bên cạnh những người da đỏ Mỹ châu, và họ cũng hết sức tôn kính cha. Nhà truyền giáo này cũng như đa số các nhà truyền giáo khác, đã bất chấp sự nghiệt ngã của khí hậu, lao mình vào một cuộc mạo hiểm hết sức phiêu lưu để sống bên cạnh những người mà vì họ cha đã cống hiến cuộc đời mình. Vì thế, 25 năm cuối cuộc đời còn lại trong một ngôi nhà dành cho những người bị bệnh kinh niên. Thậm chí cha không đủ sức để điều khiển chiếc xe lăn của cha nữa.

THÁNH THẦN SẼ DẠY...

20.10.2018 Thứ bảy tuần XXVIII Thường niên

Thánh Thần sẽ dạy cho anh em biết những điều phải nói 

PHÚC ÂMLc 12, 8-12
“Trong giờ ấy, Thánh Thần sẽ dạy các con phải nói thế nào.”
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Hễ ai xưng nhận Thầy trước mặt người đời, thì Con Người cũng sẽ xưng nhận nó trước mặt các thiên thần của Thiên Chúa; nhưng ai chối bỏ Thầy trước mặt người đời, thì sẽ bị chối bỏ trước mặt thiên thần của Thiên Chúa. Và hễ kẻ nào nói phạm đến Con Người, thì nó sẽ được tha. Nhưng kẻ nào nói phạm thượng đến Thánh Thần, thì sẽ không được tha.
“Khi người ta điệu các con vào các hội đường, đến trước mặt vua quan và chính quyền, các con chớ lo lắng phải thưa làm sao, hay phải nói thế nào, vì trong giờ ấy, Thánh Thần sẽ dạy các con phải nói thế nào.”
Suy niệm:
Người ta thường nói giữ đạo tại tâm.Đức Giêsu hôm nay đòi ta phải tuyên xưng Ngài trước mặt người đời,nghĩa là tuyên xưng một cách công khai, không giấu diếm.Các thánh tử đạo Việt Nam ngày xưa đã có kinh nghiệm đó.Chỉ cần bước qua thập giá là coi như chối bỏ niềm tin vào Đức Giêsu.Không bước qua thập giá là cử chỉ tuyên xưng đức tin rõ ràng nhất.Một đoàn người đông đúc đã sẵn lòng chịu muôn vàn khổ hình,nhưng quyết không bước qua thập giá.
Phêrô đã có kinh nghiệm về sự công khai chối bỏ Thầy (Lc 22, 57).Ông bảo mình không biết Thầy, không phải là người đã ở với Thầy,đã theo Thầy như một môn đệ và như một người bạn.Đơn giản là ông sợ bị liên lụy, sợ chịu chung số phận của Thầy.Xưa nay chẳng ai tuyên xưng Đức Giêsu mà không phải trả giá.Tuyên xưng bằng cách không bước qua thập giá như hồi xưa,hay tuyên xưng bằng cách bước qua những mời mọc thời nay,Coi nhẹ những gì thế gian mê đắm và ưa chuộng,như khoái lạc, địa vị, quyền lực, giàu sang.Phêrô đã bất ngờ và dễ dàng sa ngã.Nhưng Đức Giêsu đã cầu xin để ông được đứng lên (Lc22, 32).
Sau này, Phêrô sẽ có kinh nghiệm khác về việc công khai tuyên xưng.Đó là lúc ông và Gioan bị đem ra trước Hội Đồng Do Thái (Cv 4, 8)sau khi đã chữa một người bất toại ở cửa Đền thờ.Phêrô được đầy tràn Thánh Thần, đã mạnh dạn làm chứng về Đức Kitô.Hội Đồng kinh ngạc trước sự bạo dạn của ông,vì biết ông là người ít học, quê mùa (Cv 4, 13).Bạo dạn là nét của cộng đoàn sơ khai, khi đứng trước đe dọa (Cv 4, 29).Chớ lo lắng phải biện hộ làm sao hay phải nói gì, vì Thánh Thần sẽ dạy các ông ngay giờ đó về điều phải nói” (cc. 11-12).Không sợ và không lo,đó là thái độ của người Kitô hữu trưởng thành trước nghịch cảnh.
Đừng phạm thượng đến Thánh Thần, vì sẽ không được tha (c. 10).Xúc phạm đến Thánh Thần là cứ ngoan cố,khăng khăng chống lại tác động của Ngài trong đời ta.Những mời gọi của Thánh Thần bị bóp chết ngay từ đầu.Một người dứt khoát từ chối Thánh Thần là từ chối chính Thiên Chúa.Người ấy không có sự mở ra sẵn sàng để đón nhận.Người ấy không được tha thứ, đơn giản vì không muốn nhận ơn ấy. 
Xin cho chúng ta nhận được sự nâng đỡ của Thánh Thầnđể làm chứng cho Giêsu giữa lòng thế giới.Và xin cho ta chấp nhận cái giá phải trả cho một tình yêu tín trung. 
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, vị tử đạo tuyệt vời,Chúa đưa chúng con vào thế giằng co liên tục.Chúa vừa chọn chúng con ra khỏi thế gian,lại vừa sai chúng con vào trong thế gian đó.Thế gian này vàng thau lẫn lộn.Có khi vàng chỉ là lớp mạ bên ngoài.  
Xin cho chúng con giữ được bản lãnh của mình,giữ được vị mặn của muối,và sức tác động của men,để đem đến cho thế gianmột linh hồn, một sức sống.  
Chúng con chẳng sợ mình bỏ đạo,chỉ sợ mình bỏ sống đạovì bị quyến rũ bởi bao thú vui trần thế.  
Xin cho chúng con đừng bao giờ quên rằngchúng con mang dòng máu của các vị tử đạo,những người đã đặt Chúa lên trên mạng sống.  
Lạy Chúa Giêsu, nếu thế gian ghét chúng con,thì xin cho chúng con cảm thấy niềm vuicủa người được diễm phúc nên giống Chúa. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu S.J

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2018

GIÂY PHÚT HIỆN TẠI VÀ KỶ LUẬT


Đừng than phiền vì mình thiếu can đảm,
      hãy cố gắng ngay từ hôm nay.


Đừng rên rỉ vì những gì đang xảy ra,
      đừng kết án những gì ta không hiểu,
      mà hãy cố gắng thanh thản và bình an.


Hãy nhận lấy những sai trái của mình,
      đừng đổ lỗi người khác gây hoạ cho mình,
      mà hãy nỗ lực sống từng ngày.


Giây phút hiện tại
      đòi hỏi ta sống theo kỷ luật.


Tuân hành kỷ luật
      chính là tập trung nghị lực vào hiện tại
      để từ đó rút ra
      càng nhiều lợi ích càng tốt.


Tất cả những gì ta có
      có thể làm lợi mà cũng có thể có hại cho ta:
      tất cả tuỳ thuộc nơi ta,
      và đó là trách nhiệm của ta.


Ai nấy đều phải chịu đựng hay được hưởng
      những hậu quả do quyết định của mình.
      Ta chỉ gặt hái những gì ta gieo.


Những hậu quả thảm khốc của một hành vi tiêu cực,
      đôi khi xảy ra vượt quá những gì
      chính ta có thể tưởng tượng ra.


Một kỷ niệm đẹp, một tư tưởng hạnh phúc
      đôi khi vượt khỏi những gì
      lý trí và đầu óc tưởng tượng ta quan niệm được.


Một điều chắc chắn là:
      cái ta gặp phải nhiều hơn cái ta gieo,
      và cùng một loại, một bản chất với nhau.


Ngay khi ta để cho mình tức giận, thù hằn, gây cấn,
      thì ta không còn kiểm soát được cảm tính,
      tình cảm, và năng lực của mình,
      và không còn hành động hợp lý, theo lương tri.
      Như thế là ta đã tự hại mình.


Kỷ luật, là điều phải thực hiện mỗi ngày,
      không được thờ ơ bê trễ.
      Nó đóng một vai trò nghiêm chỉnh,
      là giúp ta tổ chức, quy định,
      khai thông cho những cách xử sự, thái độ,
      đôi khi cả những cử chỉ, lời nói,
      ý tưởng và lề lối suy nghĩ nữa.


Nó chỉ có năng lực trên giây phút hiện tại,
      nó sử dụng quá khứ
      như những kinh nghiệm có giá trị,
      và tương lai như một điểm đích hạnh phúc.


Một kỷ luật được tuân hành vui vẻ,
      phối hợp với lòng tự tin và giây phút hiện tại,
      sẽ ngăn cản ta khỏi những hăng say quá độ
      kẻo rơi vào những dự phóng ngông cuồng hoang tưởng.
      Chúng sẽ khích lệ những người lười biếng
     tự ý thức lại, và thường xuyên cố gắng
      cố gắng hoài cố gắng mãi,
      để sống giây phút hiện tại
      và khám phá ra nhân cách thực của mình.


Kỷ luật buộc ta phải sống theo quy định rõ ràng,
      tương tự như chế độ ăn uống của người béo phì
      muốn làm trọng lượng của mình giảm bớt.


Không ai muốn gian lận trong việc tuân hành chế độ đó,
      vì như thế chẳng ích lợi gì,
      chỉ gây ra những hậu quả tai hại mà thôi.


Người nào đang tuân theo một chế độ nào đó,
      đang tình nguyện chấp nhận một kỷ luật,
      phải canh chừng cảm xúc, đầu óc
      và chiều sâu của mình.


Cảm xúc gây cho ta những nỗi sợ hãi,
      quan trọng hoá những mệt mỏi do cố gắng,
      phóng đại những khó khăn trắc trở...


Chiều sâu của một con người
      như một cái bể bao la chưa dò
      mà ai cũng có tại bản thân.


Tại đó ta có thể tìm thấy dồi dào
      kho tàng quý giá của Hoá Công
      là Đấng muốn rằng mọi người, dù nam hay dù nữ,
      cứ việc sử dụng không bao giờ hết được.


      Những nhà tâm lý đúng đắn nhất dám quả quyết rằng, mọi người, cho dẫu là những người lưu tâm tới việc phát triển con người mình nhất, cũng chỉ sử dụng tốt đa là 10% tiềm năng của mình.

Khép mình vào kỷ luật
      chính là phấn đấu để sử dụng
      những gì tốt đẹp nhất nơi con người mình,
      chính là chấp nhận những tình huống khó khăn
      khi chúng xảy tới,
      là sống từng ngày một,
      là sống mãnh liệt giây phút hiện tại.


Kỷ luật có thể chấp nhận được,
      nếu hằng ngày ta kiên trì sống với nó,
      và làm sống lại nơi ta niềm hy vọng
      cho phép ta vượt lên vượt lên mãi,
      và để cho những mũi nhọn của thành công
      chọc thủng và xuyên qua.


Giây phút hiện tại là cái lò
      trui rèn nhân cách ta.


Giây phút hiện tại là cái bàn làm việc
      nơi ta đang thực hiện chương trình sống,
      để sống một cuộc đời hiến thân,
      nơi không còn chuyện tản mạn tâm trí,
      mà là nơi những khả năng đang tiếp tục bừng tỉnh.


Sức mạnh nội tâm ai cũng có trong mình,
      cũng hữu hiệu không kém gì nguyên tử.
      Ý thức được cái nguồn động lực đó
      tập trung nó lại vào giây phút hiện tại,
      điều đó có thể biến đổi một con người,
      cho dẫu người ấy có vẻ đãng trí tới đâu,
      và tưởng rằng mình yếu đuối thế nào.


Khép mình vào kỷ luật,
      tự căn bản chính là
      ý thức về những năng lực tự nhiên và siêu nhiên,
      đang ẩn tàng trong bản thân mình.


Khai thác những năng lực này,
      đem ra sống hôm nay,
      chính là cách thế hữu hiệu
      để sửa đổi quá khứ
      và chuẩn bị tương lai.


Gợi ý:

Tôi chịu trách nhiệm về kiếp sống của tôi,
      nhưng mỗi lần tôi chỉ chịu trách nhiệm một ngày.


Phí phạm mất một ngày trong kiếp sống,
      là tạo nguy cơ gieo mầm mất quân bình...


Còn phí phạm nhiều ngày,
      sẽ gieo nghi ngờ trên phán đoán của tôi,
      sẽ tỏ ra sự nhẹ dạ của mình,
      sự vô kỷ luật và thiếu trưởng thành nữa.


Giá trị cuộc đời không cao hơn
      những gì ta làm vì nó trong giây phút hiện tại.

ANH EM ĐỪNG SỢ

19.10.2018 – Thứ sáu tuần XXVIII Thường niên

“Anh em đừng sợ !”

PHÚC ÂMLc 12, 1-7
“Mọi sợi tóc trên đều các con cũng đã được đếm cả rồi”.
Khi ấy, có nhiều đám đông dân chúng đứng chung quanh, đến nỗi chen đạp lẫn nhau, nên Chúa Giêsu bắt đầu dạy các môn đệ trước tiên rằng: “Các con hãy ý tứ giữ mình khỏi men biệt phái, nghĩa là sự giả hình. Không có gì che đậy mà không bị tiết lộ ra, và không có gì giấu kín mà chẳng biết được. Vì vậy, những điều các con nói trong nơi tối tăm, sẽ được nói ra nơi sáng sủa, và điều các con nói rỉ tai trong buồng kín, sẽ được rao giảng trên mái nhà. “Thầy bảo các con là những bạn hữu của Thầy rằng: Các con đừng sợ chi những kẻ giết được thân xác, rồi sau đó không thể làm gì hơn được nữa. Thầy sẽ chỉ cho các con biết phải sợ ai: Hãy sợ Đấng, sau khi đã giết chết, còn có quyền ném vào địa ngục. Phải, Thầy bảo các con hãy sợ Đấng ấy. “Chớ thì năm con chim sẻ không bán được hai đồng tiền sao? Thế mà không một con nào bị bỏ quên trước mặt Thiên Chúa. Hơn nữa, mọi sợi tóc trên đầu các con cũng đã được đếm cả rồi. Vậy các con đừng sợ: các con còn trọng hơn nhiều con chim sẻ”.
Suy niệm:
Trước một đám đông kinh khủng chen lấn để đến gần Ngài,Thầy Giêsu vẫn muốn ngỏ lời trước hết với các môn đệ dấu yêu.Lần duy nhất trong Tin Mừng Nhất lãm, Thầy gọi họ là bạn hữu (c. 4).Thầy dặn dò họ cảnh giác kẻo lây nhiễm men của người Pharisêu,đó là thái độ đạo đức giả (c. 1).
Thái độ này luôn bao hàm một che giấu nào đó về sự thật,khiến người nhìn bên ngoài dễ bị đánh lừa bởi những mặt nạ đạo đức.Việc che giấu khéo léo này có thể xuôi chèo mát mái một thời gian.Nhưng đối với Thầy Giêsu, nó không thể kéo dài mãi.Sớm muộn gì sự thật cũng sẽ lộ diện, như chiếc kim trong bọc thò ra.Không có gì che giấu mà sẽ không bị lộ ra, không có gì bí mật mà sẽ không bị người ta biết” (c. 2).Nếu con người mãi mãi không biết, thì Thiên Chúa vẫn biết.
Chúng ta có thể tránh được máy kiểm tra nói dối của người đời,nhưng không tránh được cái nhìn xuyên thấu tâm can của Thiên Chúa.Tất cả những gì anh em nói lúc đêm hôm, sẽ được nghe giữa ban ngày;điều anh em rỉ tai trong buồng kín, sẽ được công bố trên mái nhà” (c. 3).Như thế điều tưởng như không thể lọt ra ngoài, điều kín như bưng,vẫn có thể bị đưa ra ánh sáng,mặt nạ bị rơi xuống, và bản chất thật của con người được vén mở.Đây là một lời đe dọa, hay đúng hơn, một lời khuyên hãy sống thực lòng.
Thầy Giêsu còn khuyên các môn đệ đừng sợ.Chuyện bị bách hại và sát hại là chuyện có thể xảy ra.Chuyện ấy sẽ xảy ra với Thầy và với các môn đệ nữa.Điều quan trọng là đừng sợ kẻ sát nhân lấy đi mạng sống thân xác (c. 4).Dù mạng sống thân xác thật đáng quý, đáng trọng,nhưng con người không phải chỉ có thân xác hay chỉ là thân xác.Thầy dạy cho các môn đệ biết phải sợ ai (c. 5).Phải sợ chính Thiên Chúa, Đấng có quyền ném anh em vào hỏa ngục.Các vị tử đạo đều tin, hiểu và sống các câu Tin Mừng này.Họ đã chịu bao đớn đau nhục hình và cái chết thân xác,nhưng họ đã tránh được hỏa ngục, và được đón vào lòng Thiên Chúa.
Kitô hữu phải đối diện với những thách đố cam go.Lúc chịu bách hại lại tưởng mình bị Thiên Chúa bỏ rơi, ruồng rẫy.Chim sẻ là thức ăn rẻ tiền cho người nghèo,tiền lương một ngày mua được những 40 con chim sẻ.Nếu Thiên Chúa không quên một con sẻ nào,thì Ngài lại càng không thể quên được những người bạn của Con Ngài.Nếu từng sợi tóc của chúng ta đã được Thiên Chúa biết,thì chuyện mạng sống của ta hẳn được Ngài quan tâm hơn nhiều.
Hãy để lòng mình bình an vì sống không gian dối, nên không sợ bị lộ.Hãy để lòng mình bình an vì cái chết chẳng phải là dấu chấm hết.Hãy hạnh phúc vì biết mình là môn đệ và là bạn hữu của Thầy Giêsu. 
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, xin cho con được ơn khôn ngoanđể con biết sợ điều phải sợ.Cho con đừng sợ những đe dọa đến thân xác, tiếng tăm,nhưng biết sợ mất đi vĩnh viễn toàn bộ con người mình.Cho con đừng sợ những kẻ làm hại con ở đời này,nhưng biết sợ phải xa Đấng yêu con và muốn con hạnh phúc mãi.Xin giải phóng con khỏi những nỗi sợ đã ăn sâu vào cuộc sống,những nỗi sợ ngấm ngầm mà chính con không dám thú nhận,những nỗi sợ làm con chẳng bao giờ được tự do và an vui.Nhờ đó con dám sống thật sự là mình,tươi tắn và hồn nhiên, nhẹ nhàng và không lo lắng.
Xin dạy con ngắm những bông hoa dại vệ đườngđể thấy chúng được điểm trang lộng lẫy,và ngắm chính mình mỗi ngày,để thấy vẻ đẹp nơi mình như một quà tặng của tình yêu.Xin dạy con ngắm đàn chim sẻ ríu rít buổi sáng,để biết mình chẳng nên quá lo về chuyện cơm áo gạo tiền,nhưng nên phó thác như em thơ ngồi trong lòng mẹ.Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã đặt đời mình trong tay Cha.Xin cho con cũng đặt đời con trong tay Chúa.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu S.J.

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2018

HIỆN TẠI CHÍNH LÀ SỐNG


Người ta dễ dàng gặp khó khăn 
      khi tập trung tinh thần và nghị lực,
      ít khi họ bỏ giờ ra suy nghĩ,
      hay phân tích những gì họ phải sống,
      những gì họ sống trong một ngày.


Nếu chúng ta có dịp suy nghĩ,
      thì ta lại có nguy cơ nghĩ quá lâu,
      về quá khứ của mình,
      về những lầm lỗi ít nhiều có ý thức của mình,
      về những tai nạn gặp trên đường,
      khiến chúng ta bị thương tổn sâu xa.


Vì thế, quá khứ trở thành một nguồn suối ô nhiễm,
      không khả năng giải khát chúng ta.


Chúng ta đánh mất cái thú bị thách đố, mạo hiểm,
      thách thức ta thực hiện những sáng kiến mới.
      Những sợ hãi khiến chúng ta sinh ra ảo giác,
      và dập tắt trong ta
      ánh sáng, hăng hái, lạc quan,
      khiến chúng ta không còn tích cực.
      Nghĩa là vào một giây phút nào đó
      chúng ta cố tình hoặc vô tình
      bác bỏ những khả năng thực sự của nội tâm mình.

Cái tai hoạ để cho mình
      bị quá khứ bám chặt hay ám ảnh,
      đó chính là chúng ta quên mất
      tính năng động và tính hiện thực
      của giây phút hiện tại.


Sống quá khứ, chính là:
      hoặc mơ mộng,
      hoặc bị sa lầy trong những nỗi đắng cay,
            trong tình trạng bị vỡ mộng,
      hoặc coi quá khứ
            như một thời vinh quang
            có khả năng thay đổi hiện tại
            trong niềm tự mãn ngây ngô, đờ đẫn,
      khiến ta không còn ý niệm hay tư tưởng vượt thắng,
      để nhắm những mục đích xa hơn, hay hơn.


Cố gắng sống giây phút hiện tại
      đòi hỏi một cố gắng tích cực,
      nghiêm chỉnh và liên tục.
      Thật là khó, nhưng không phải là không thể thực hiện.


Chắc chắn rằng, bất kỳ ai lục soát quá khứ của mình
      sẽ gặp nhiều đau khổ hiểu lầm,
      nhiều dư vị đắng cay.


Cần phải tránh việc nhắc đi nhắc lại hoài,
      hay phân tích những gì gây đau khổ,
      những vết thương chưa hàn gắn.


Cũng cần phải tránh vinh quang đã đạt được,
      sự tự mãn về những thành công nhất thời,
      đó là những yếu tố gây tê liệt.


Nếu ta hãnh diện về mình,
      nếu khi ta nghe người khác nói,
      ta chỉ thấy đó là dịp để nói
      về quá khứ vinh quang hiển hách của ta,
      ta sẽ làm khô cạn đi mọi tư tưởng thăng tiến,
      sẽ bám cứng vào một tình trạng tịch tĩnh,
      mà theo thời gian sẽ làm mệt mỏi
      những người chung quanh ta.


Quá khứ có thể gây ra hai hậu quả tai hại:
      một là dẫn ta đến suy sụp tinh thần,
      hai là khiến ta huênh hoang tự phụ.


Đó là hai trạng thái cực đoan
      cùng tạo ra một hậu quả duy nhất
      là làm ta quên bẵng giây phút hiện tại.


Hãy dừng lại đừng hành khổ mình nữa
      vì những kỷ niệm đau buồn trong quá khứ.
      Cần phải loại đi khỏi tiềm thức,
      khỏi trí tưởng tượng, khỏi ký ức,
      những dữ kiện đã từng gây tổn thương,
      và những người hay nói xấu, vu oan,
      những lạnh nhạt, xa cách,
      lãnh đạm và cứng ngắc.


Chỉ cần nghe tên họ
      đủ khiến ta ngao ngán, nổi sùng.
      Ta cảm thấy bị tấn công, bị phá hoại,
      tất cả những gì xấu xa trong quan hệ này
      đều hiện ra bề mặt, làm ta chán ngấy,
      làm chướng tai gai mắt, làm suy sụp tinh thần,
      khơi dậy những tâm tình bất nhẫn và tức giận.


Những phản ứng này cho ta thấy:
      ta chưa giải quyết được quá khứ,
      tình yêu ta chưa thắng được hận thù,
      Thiên Chúa chưa tác động mạnh mẽ được
      vì ta chưa cậy trông Ngài cho đủ.


Người ta nói quá nhiều
      về những chuyện đáng tiếc khó chịu.


Người ta chưa thành công làm trống rỗng lòng mình,
      và bám vào tảng đá vững chắc trong bản thân mình.


Khi chúng ta tập được thói quen
      tự cười nhạo chính mình,
      không bao giờ làm vẻ quan trọng,
      và thường xác tín rằng
            mình là xác thịt, mỏng giòn, giới hạn,
            dây thần kinh dễ bị tổn thương,
            hệ thần kinh không đủ sức chịu đựng,
      lúc đó ta mới cảm thấy mình
            thanh thoát nhẹ nhõm hơn,
            trầm tĩnh bình thản hơn.
Chúng ta sẽ sống trong bình an và vui sống.


Cái ngày chúng ta có đủ nghị lực
      để chấp nhận và nhìn ra sai trái của mình,
      để xin lỗi, để khiêm hạ,
      lúc đó quá khứ sẽ không còn tác hại,
      chúng ta có thể thường xuyên quay về với quá khứ,
      như giai đoạn đầu của cuộc hối cải,
            của sự trưởng thành,
      như cửa ngõ dẫn vào một đời sống triển nở.

Bởi vì Thiên Chúa đã ban cho ta tự do ý chí,
      và khả năng chọn lựa,
      nên chúng ta là những kẻ điều hành
      những ý tưởng, ước muốn, hành động,
      những tâm tình, những thành kiến của ta.


Hãy nhận ra rằng sự điều hành tự do này
      có biết bao khó khăn trắc trở
      vì những yếu đuối, những giới hạn của ta,
      nhưng dù sao chúng ta cũng còn là
      những con người được kêu gọi
      phải vượt qua, phải chịu thách đố,
      và ngày nào chúng ta cũng phải
      tiếp tục lại, tiếp tục lại nữa.


Chúng ta sẽ không bao giờ trở nên
      quân bình như Thiên Chúa nhân lành,
      nhưng có nhiều thứ bậc quân bình,
      nhiều cố gắng phải làm để trở nên tốt hơn.


Yếu đuối không có nghĩa là
      chấp nhận bị chèn ép, bị đánh bại
      vì thiếu nghị lực và can đảm.


Những đau khổ cũng như những sỉ nhục,
      đều là những dụng cụ để rèn luyện nhân cách,
      để khai thông cho những người lười biếng,
      những người chuyên làm việc kiểu tài tử.


Đau khổ không giết hại ai,
      nhưng đem lại cho nhiều người
      cái thứ để sống, để lượng sức mình,
      để trở nên những người có giá trị.


Chúng ta biết rằng chúng ta là những sinh vật
      có cảm giác, có lý trí,
      chúng ta có thể dễ bị giập nát,
      những cái yếu đuối nhất
      cũng có thể làm hại chúng ta,
      có thể thay đổi nhịp sống của chúng ta,
      nhưng đó có phải là những lý do
      để chúng ta bó tay, rút lui, hay giải nhiệm?


Vấn đề không phải là nhắm tới
      những đỉnh cao ảo tưởng,
      nhưng là mỗi giây phút hiện tại
      theo đuổi một cố gắng có ý thức,
      quả quyết và liên tục.


Con người có đầy những ngạc nhiên,
      y có thể yếu đuối một cách thảm thương
      khiến cho y đi đến những tội ác dã man nhất,
      cũng như con người có thể
            thực hiện những việc kỳ diệu,
            tạo ra sự bình an vững bền và lây lan khắp nơi,
            gieo niềm vui làm cho người khác an tâm và tự tin.


Con người được dựng nên theo hình ảnh Chúa
      để có thể tiếp nối công trình sáng tạo
      bằng cách phát minh ra vô số vật
      kỳ diệu và không thể nghĩ bàn.


Người nào ý thức được quyền năng tích cực trong mình,
      sẽ hiểu được những mầu nhiệm của vạn vật,
      sẽ rút ra từ đó những phát kiến lạ lùng,
      với nhịp độ hầu như chóng mặt
      trong mọi lãnh vực.


Ngày nay, con người có thể lên mặt trăng,
      bay lượn trong không gian,
      băng qua các hành tinh,
      làm những phim hoạt hoạ
      diễn tả những siêu nhân,
      có thể dùng điện tử
      để khám phá những bí mật
      được gìn giữ kỹ lưỡng nhất,
      họ còn đùa giỡn với tốc độ
      đã vượt khỏi tốc độ âm thanh.


Một em bé năm tuổi thời nay
      có thể tưởng tượng ra
      những ảo ảnh thích hợp với thế kỷ 20,
      mà các vị tổ tiên
      không thể nào ngờ tới.


Tuy nhiên vấn đề cứ còn hoài.

Chúng ta càng văn minh tiến bộ
      thì sự ô nhiễm càng lan rộng,
      thế giới bị đe doạ,
      các nhà cầm quyền làm không hết việc,
      các công đoàn, nghiệp đoàn khiếu nại
      không bao giờ được thoả mãn.


Người ta không còn cái gì vững chắc
      để có thể nương tựa, trông cậy vào nữa.


Mỗi người đều phải trở về với chính mình,
      tiến vào chiều sâu nội tâm mình,
      tìm một tảng đá vững chắc trong nội tâm mình,
      nhìn nhận rằng mình được tạo dựng
      theo hình ảnh của Thiên Chúa,
      nên phải chấp nhận tuỳ thuộc vào Thiên Chúa,
      là Đấng chỉ có trong đầu một ý niệm
      làm sao dẫn chúng ta vào vương quốc của Ngài,
      tham dự sự quân bình của Ngài,
      bằng cách xui khiến ta
      hôm nay gặp Ngài
      ngay giây phút hiện tại này.


Gợi ý:

Giây phút hiện tại,
      chính là hạt cải
      làm nẩy sinh đời sống tâm linh.

Nó có đặc điểm
      đặt chân chúng ta vào mảnh đất của thực tế,
      và đầu chúng ta vào cảnh trời cao rộng.